Tìm hiểu về cảm biến áp suất lốp - Giải pháp tối ưu cho chuyến đi an toàn

Với khả năng cảnh báo âm thanh, hình ảnh khi áp suất lốp thay đổi đột ngột, cảm biến áp suất lốp đang được nhiều chủ xe lựa chọn để đảm bảo chuyến đi an toàn. Tìm hiểu chi tiết về cảm biến áp suất lốp trong bài viết dưới đây nhé!

Khái niệm cảm biến áp suất lốp là gì

Cảm biến áp suất lốp (TPMS) là thiết bị được lắp đặt ở lốp ô tô để giám sát và hiển thị thông số áp suất. Thiết bị này giúp tài xế dễ dàng theo dõi tình trạng lốp trong thời gian thực, từ đó nâng cao an toàn khi lái xe, tiết kiệm nhiên liệu và kéo dài tuổi thọ lốp.

Điểm đặc biệt của cảm biến áp suất lốp là khả năng cảnh báo kịp thời qua hình ảnh, âm thanh khi áp suất của lốp xe thay đổi đột ngột, giúp người lái đưa ra phương án xử lý kịp thời. 


Cảm biến áp suất lốp giúp chủ xe dễ dàng theo dõi tình trạng lốp để đảm bảo an toàn cho chuyến đi

Cấu tạo cảm biến áp suất lốp

Cảm biến áp suất lốp bao gồm 3 bộ phận như sau:

  • Van cảm biến: Van cảm biến là bộ phận quan trọng chịu trách nhiệm đo lường áp suất lốp. Mỗi xe thường có 4 van cảm biến, tương ứng với 4 bánh và được lắp đặt bên trong hoặc ngoài lốp xe. 
  • Bộ xử lý trung tâm: Bộ phận này có nhiệm vụ nhận tín hiệu từ 4 van cảm biến được lắp ở từng lốp xe và so sánh với mức tiêu chuẩn đã được thiết lập sẵn. Sau đó, thông số sẽ được hiển thị chi tiết trên điện thoại hoặc màn hình ô tô,...
  • Màn hình hiển thị: Màn hình hiển thị thông số áp suất và nhiệt độ của từng lốp xe theo thời gian thực, giúp tài xế dễ dàng theo dõi tình trạng lốp khi lái xe.


Cấu tạo của cảm biến áp suất lốp ô tô

Nguyên lý hoạt động của cảm biến áp suất lốp

Hệ thống cảm biến áp suất lốp hoạt động dựa trên việc đo lường và truyền dữ liệu áp suất, nhiệt độ của lốp xe thông qua quy trình dưới đây:

  • Van cảm biến được lắp tại mỗi lốp xe sẽ hoạt động liên tục để thu thập thống số áp suất lốp trong quá trình xe di chuyển
  • Sau khi đo được thông số, van cảm biến sẽ gửi dữ liệu đến bộ xử lý trung tâm, giúp hệ thống xác định áp suất của lốp xe nào đang gặp vấn đề.
  • Các thông số đã được phân tích sẽ được hiển thị trên màn hình riêng, màn hình xe, điện thoại, hoặc đồng hồ thông minh, tùy thuộc vào loại TPMS sử dụng.

Phân loại cảm biến áp suất lốp

Cảm biến áp suất lốp hiện nay được chia thành 2 loại gồm cảm biến áp suất lốp van trong và van ngoài, dựa trên cách lắp đặt và nguyên lý hoạt động. Dưới đây là bảng so sánh chi tiết để bạn hiểu rõ hơn về sản phẩm. 

Tiêu chí so sánh

Cảm biến áp suất lốp van trong

Cảm biến áp suất lốp van ngoài

Đặc điểm

Đầu cảm biến gắn bên trong lốp xe, thay thế van zin

Đầu cảm biến gắn bên ngoài van zin, dễ dàng tháo lắp.

Độ chính xác

Cao, ít bị ảnh hưởng bởi môi trường

Thấp hơn, dễ bị hư hỏng do tác động bên ngoài môi trường

Tính thẩm mỹ

Không làm ảnh hưởng đến ngoại hình xe.

Có thể lộ van cảm biến, giảm tính thẩm mỹ.

Độ bền

Cao, được bảo vệ bên trong lốp xe.

Thấp, dễ bị va đập hoặc tác động từ môi trường.

Chi phí 

Cao, bao gồm chi phí sản phẩm và công lắp đặt.

Thấp, tiết kiệm chi phí lắp đặt.

Tuổi thọ

5 năm 

Thấp do cấu tạo bằng cao su nên chịu nhiều tác động của môi trường 

Để lựa chọn sản phẩm phù hợp cho ô tô của mình, bạn có thể tham khảo bài viết Nên dùng cảm biến áp suất lốp trong hay ngoài? So sánh & đánh giá chi tiết để hiểu rõ hơn về đặc điểm, ưu nhược điểm của từng loại cảm biến. 

Giá cảm biến áp suất lốp

Hiện nay, giá cảm biến áp suất lốp trên thị trường dao động từ 1.000.000 VND - 7.000.000 VND tùy thuộc vào thương hiệu và các tính năng đi kèm. Do đó, người dùng nên xác định ngân sách, nhu cầu sử dụng để đưa ra lựa chọn thích hợp. 

Có thể thấy, cảm biến áp suất lốp giúp giảm thiểu các nguy cơ như nổ lốp, mất cân bằng áp suất. Điều này đặc biệt quan trọng khi người lái di chuyển trên cao tốc hoặc quãng đường dài, nhằm đảm bảo an toàn trong suốt chuyến hành trình. 

Androibox Ô Tô Hồ Chí Minh