Tất tần tật về cảm biến áp suất lốp ô tô bạn nên biết

So với việc sử dụng đồng hồ đo thông thường, việc trang bị cảm biến áp suất lốp ô tô giúp chủ xe theo dõi liên tục tình trạng áp suất lốp thông qua màn hình và phát hiện sớm các vấn đề tiềm ẩn khi lốp quá non hoặc quá căng. Để tìm hiểu chi tiết hơn về cảm biến áp suất lốp, mời bạn theo dõi nội dung trong bài viết dưới đây.

Cảm biến áp suất lốp là gì?

Cảm biến áp suất lốp ô tô (TPMS) là một hệ thống đo lường và giám sát áp suất không khí bên trong lốp xe, giúp người lái phát hiện kịp thời khi áp suất lốp quá thấp hoặc quá cao. Điều này giúp ngăn ngừa những tình huống nguy hiểm do lốp bị xì hoặc quá căng, từ đó đảm bảo an toàn và hiệu suất vận hành của xe.

Cảm biến áp suất lốp ô tô được chia thành 2 loại: 

 

Cảm biến áp suất lốp gián tiếp

Cảm biến áp suất lốp trực tiếp

Nguyên lý hoạt động

Sử dụng các cảm biến có sẵn trên xe để ước tính và giám sát áp suất lốp

Sử dụng cảm biến gắn trực tiếp trong từng lốp xe để giám sát áp suất lốp

Ưu điểm

- Chi phí lắp đặt thấp
- Không cần lắp đặt thêm phần cứng riêng biệt

Đem lại độ chính xác vượt trội so với iTPMS

Nhược điểm

Độ chính xác của iTPMS có thể thấp hơn dTPMS

- Chi phí lắp đặt cao
- Không cần lắp đặt thêm phần cứng riêng biệt

Cấu tạo cảm biến áp suất lốp 

Cấu tạo của cảm biến áp suất lốp ô tô bao gồm ba phần chính: van cảm biến, bộ xử lý trung tâm, màn hình chính. Mỗi bộ phần đều có vai trò quan trọng trong việc duy trì áp suất lốp ổn định và an toàn. Sau đây là cấu tạo và chức năng cụ thể của từng bộ phận. 


Cảm biến áp suất lốp Winca A300

Van cảm biến

Van cảm biến là bộ phận thiết yếu của hệ thống cảm biến áp suất lốp, được chế tạo từ thép không gỉ, đảm bảo độ bền và khả năng chống ăn mòn từ các yếu tố môi trường và hóa chất. Van cảm biến có 2 loại là van gắn trong lốp và van gắn bên ngoài van cũ.

Cấu tạo chung của van cảm biến thường có các bộ phận sau:

  • Viên pin Lithium: Pin lithium thường có kích thước nhỏ gọn và được thiết kế để chịu được các điều kiện khắc nghiệt của môi trường bao gồm nhiệt độ và độ ẩm cao. Thông thường, viên pin của loại van gắn bên ngoài van cũ có tuổi thọ khoảng 2 - 3 năm, trong khi pin của loại van gắn trong lốp có thể sử dụng được từ 3 - 5 năm.
  • Cảm biến áp suất: Bộ phận này giúp đo lường áp suất không khí bên trong lốp xe. Sau khi đo lường áp suất, cảm biến áp suất sẽ chuyển đổi dữ liệu thành tín hiệu điện. Tín hiệu điện này sẽ được gửi đến bộ xử lý trung tâm của hệ thống cảm biến hoặc màn hình hiển thị của xe để theo dõi và kiểm soát tình trạng áp suất lốp.
  • Bộ phát tín hiệu điện từ: Đối với loại van gắn trong lốp, bộ phát thường được gắn vào van lốp hoặc gắn vào vành xe. Đối với loại van gắn bên ngoài van cũ, bộ phát thường gắn trên van lốp và dễ dàng thay thế khi cần. 

Cục xử lý trung tâm

Bộ xử lý trung tâm là bộ phận tiếp nhận tín hiệu từ các van cảm biến và giải mã thông tin về áp suất lốp, truyền thông tin tới ECU và hiển thị trên màn hình ô tô. Quy trình làm việc của bộ xử lý trung tâm bao gồm các bước dưới đây. 

Bước 1: Tiếp Nhận Tín Hiệu

Nhận và giải mã dữ liệu từ cảm biến áp suất lốp.

Bước 2: Xử Lý Thông Tin

Xử lý dữ liệu về điện từ cảm biến áp suất lốp để xác định tình trạng áp suất lốp và đưa ra cảnh báo nếu cần thiết.

Bước 3: Truyền Tín Hiệu

Gửi thông tin đã xử lý đến màn hình hiển thị trong xe, nơi người lái có thể theo dõi tình trạng áp suất lốp. 

Ngoài ra, bộ xử lý trung tâm thường được tích hợp vào bo mạch của màn hình hiển thị, giúp tối ưu hóa việc xử lý và truyền thông tin, đồng thời giảm thiểu số lượng thiết bị cần thiết trong hệ thống cảm biến áp suất lốp.

Màn hình chính

Tùy thuộc vào mẫu xe và hệ thống cảm biến áp suất lốp, màn hình có thể được thiết kế theo nhiều cách khác nhau. Dưới đây là 5 kiểu màn hình chính hiện có trên thị trường và ứng dụng của chúng trong hệ thống TPMS (Cảm biến áp suất lốp ô tô). 

  • Màn hình gắn sạc tẩu: Loại màn hình này sử dụng nguồn điện từ cổng sạc của xe, thường dùng cho hệ thống TPMS cũ. Màn hình tuy được lắp đặt đơn giản nhưng có thể làm mất đi sự gọn gàng và đồng bộ của nội thất xe, khiến không gian trong xe trở nên kém sang trọng hơn.
  • Màn hình đặt trên taplo: Loại màn hình này gắn trực tiếp lên bảng điều khiển, giúp người lái dễ quan sát liên tục và không cản trở tầm nhìn.
  • Màn hình gắn lỗ chờ: Màn hình được lắp vào các vị trí đã được chuẩn bị sẵn trên xe như bảng điều khiển, cửa gió điều hòa, khu vực trên vô lăng,... giúp việc lắp đặt trở nên dễ dàng và gọn gàng.
  • Hiển thị màn ODO (Odometer): Màn hình này được tích hợp trực tiếp vào đồng hồ công tơ mét của xe, hiển thị thông tin về áp suất lốp trên cùng màn hình với các chỉ số vận hành khác như tốc độ, lượng xăng còn lại, nhiệt độ động cơ,...
  • Hiển thị màn DVD (Digital Video Disc): Loại màn DVD này được tích hợp vào màn hình giải trí của xe, cho phép xem thông tin về áp suất lốp trên cùng màn hình hiển thị các tính năng khác như phát video, nghe nhạc, và truy cập các ứng dụng giải trí.

Xem thêm: Màn hình Android ô tô tích hợp cảm biến áp suất lốp

Nguyên lý hoạt động cảm biến áp suất lốp

Đối với các dòng xe đời mới, thiết bị cảm biến áp suất lốp thường được trang bị sẵn từ nhà sản xuất. Đối với các dòng xe phổ thông, bạn hoàn toàn có thể trang bị bộ cảm biến áp suất lốp với chi phí hợp lý và quy trình lắp đặt đơn giản. Tùy từng loại hệ thống cảm biến áp suất lốp đều có nguyên lý hoạt động khác nhau để đảm bảo việc giám sát và điều chỉnh áp suất lốp hiệu quả. 

 
Cảm biến áp suất lốp Winca A300 có Hub hiển thị trực quan dễ hiểu và cảnh báo áp suất lốp chính xác
  • Cảm biến áp suất lốp trực tiếp (dTPMS)

Hệ thống dTPMS sử dụng cảm biến gắn trực tiếp vào van lốp để đo áp suất và nhiệt độ lốp một cách chính xác. Cảm biến truyền tín hiệu dữ liệu về áp suất lốp theo thời gian thực tới bộ điều khiển trung tâm của xe. Khi cần reset, bạn chỉ cần thực hiện đơn giản và nhanh chóng thông qua các phím tắt trên bộ điều khiển hoặc trong mục cài đặt của ứng dụng điện thoại.

  • Cảm biến áp suất lốp gián tiếp (iTPMS)

Hệ thống iTPMS đo áp suất lốp dựa vào tốc độ quay của các bánh xe. Khi lốp xe bị non hơi, đường kính lốp nhỏ hơn tiêu chuẩn dẫn đến sự chênh lệch tốc độ quay so với lốp căng hơi. Cảm biến trên hệ thống ABS và ESC thu thập dữ liệu về tốc độ quay để phát hiện sự thay đổi áp suất. Sau khi bơm lốp, cần phải reset bộ cảm biến trong khoảng 20 - 60 phút để thiết bị đọc lại thông số chính xác.

Xem thêm: Cảm biến áp suất lốp Winca

Tóm lại, cảm biến áp suất lốp xe ô tô là một thiết bị giúp bạn theo dõi tình trạng áp suất lốp liên tục, đảm bảo an toàn và hiệu suất cho xe. Nếu bạn chưa trang bị cảm biến áp suất lốp cho xe của mình, hãy cân nhắc lắp đặt ngay hôm nay để đảm bảo an toàn và nâng cao hiệu suất vận hành của xe trong mọi chuyến đi.

Androibox Ô Tô Hồ Chí Minh